Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Đội Ngũ Công Nhân Và Lao Động

-
*
Tổ chức các phiên chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cho công nhân lao động.

Bạn đang xem: Quản lý đội ngũ công nhân và lao động

Qua 15 năm triển khai, thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; đã làm chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ), tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Theo Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy từ tinh thần Nghị quyết số 20, các cấp ủy Đảng tổ chức quán triệt chặt chẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, chỉ đạo các cấp công đoàn xây dựng kế hoạch, đề án đào tạo bồi dưỡng, tranh thủ phối hợp các địa phương, đơn vị dạy nghề, nâng cao chất lượng cho đội ngũ CNLĐ.

Mạng lưới cơ sở đào tạo với hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt gần 60%. Các cấp chính quyền cũng phát huy vai trò quản lý, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.

Trong giai đoạn 2008 đến nay, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 6 văn bản thực hiện chính sách liên quan đến hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. UBND tỉnh kêu gọi đầu tư, xây dựng siêu thị khu vực khu công nghiệp phục vụ yêu cầu mua sắm tại chỗ của CNLĐ.

Bên cạnh việc mời gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, trong giai đoạn 2008- 2022, tỉnh đã bố trí đầu tư 1 Trường Mầm non KCN Hòa Phú với tổng vốn đầu tư trên 31 tỷ đồng và 1 công trình Nhà Văn hóa lao động tỉnh Vĩnh Long với tổng vốn đầu tư trên 71 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em của CNLĐ trong KCN Hòa Phú và nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, rèn luyện thể dục thể thao cho CNLĐ.

Đồng thời, UBND các cấp đã phối hợp với tổ chức công đoàn chỉ đạo tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc và thực hiện đối thoại định kỳ trong doanh nghiệp. Từ đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, tiền lương, thu nhập, quan tâm đến đời sống tinh thần cho CNLĐ; thực hiện tốt việc phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động tập thể.

Bà Lê Hồng Đào- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động hiệu quả với công đoàn; phát huy vai trò MTTQ các cấp trong việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

MTTQ các cấp luôn bám sát nắm tình hình tư tưởng CNLĐ, phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho CNLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng hàng năm tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật tại các doanh nghiệp trong tỉnh.

Tổ chức công đoàn đã có nhiều chương trình chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho CNLĐ như “Mái ấm Công đoàn”, “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động”, “Phúc lợi đoàn viên”…

Qua 15 năm đã phát triển 3.210 công đoàn viên; trong đó, số đoàn viên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,8%. Đã xây dựng, sửa chữa trên 970 “Mái ấm Công đoàn”, hỗ trợ trên 270 trường hợp CNLĐ bệnh hiểm nghèo trị giá gần 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, Liên đoàn Lao động tỉnh đã bố trí 6 cán bộ chuyên trách công đoàn tại 2 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có đông đoàn viên.

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội LHPN tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm lo nữ CNLĐ, đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động chăm lo nữ CNLĐ trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ an tâm làm việc.

Ông Huỳnh Bá Long- Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, cấp ủy, chính quyền các cấp có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh. Tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển vững mạnh, có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, trở thành chỗ dựa tin cậy của CNLĐ.

Nâng cao nhận thức trong xây dựng giai cấp công nhân

Qua 15 năm quán triệt Nghị quyết số 20 và tích cực thực hiện Chương trình hành động số 18 của tỉnh ủy, trong toàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nhằm đáp ứng kịp thời với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ công nhân tiếp tục phát huy mạnh mẽ lao động sáng tạo và luôn là lực lượng nòng cốt, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Các chế độ chính sách tiền lương của CNLĐ đã được thực hiện đúng quy định theo lộ trình tăng lương chung, cơ bản đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cho CNLĐ. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nhất là trong khu công nghiệp đã cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho CNLĐ ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Hàng năm tỉnh có chủ trương đào tạo, giải quyết việc làm cho khoảng 27.000 lao động, tạo cơ hội cho khoảng 3.000 lao động tìm kiếm và có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư vào các khu công nghiệp để góp phần giải quyết việc làm cho lao động.

Một số doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường, có chế độ, chính sách thu hút CNLĐ qua lương, thưởng, phụ cấp, hỗ trợ. Đặc biệt, hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát trực tiếp việc tổ chức bữa ăn ca của các doanh nghiệp. Nhìn chung, hầu hết bữa ăn ca đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và tái tạo sức lao động.

Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách và kịp thời giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của CNLĐ. Từ đó, đã tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Các chính sách đề ra của công ty được người lao động đồng tình, đáp ứng nhu cầu của họ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh có tiến bộ rõ rệt.

*
Các “Mái ấm Công đoàn” giúp lực lượng công nhân an cư, vững tin hơn trong cuộc sống.

“Nhận thức của công đoàn viên, CNLĐ về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân ngày càng nâng lên. Phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất được khơi dậy, tinh thần học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề kỹ thuật được nâng lên và ngày càng phát triển sâu rộng trong CNLĐ”- ông Huỳnh Bá Long- Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết thêm.

Xem thêm:

Đồng chí Nguyễn Thành Thế - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý, chính quyền các cấp cần thống nhất và tăng cường quản lý về đào tạo nghề. Hoạt động công đoàn phải hướng về cơ sở hơn nữa, lấy chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CNLĐ làm mục tiêu hoạt động. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Tại mỗi xí nghiệp, nhà máy, công nhân chính là đội ngũ lao động sản xuất chủ lực. Họ là lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Cho nên, quản lý công nhân sản xuất hiệu quả là một điều quan trọng, quyết định đến sự thành công, phát triển của cả một doanh nghiệp.

Để quản lý công nhân sản xuất đòi hỏi người quản lý phải nắm được bao quát nhất, sâu sát nhất quá trình hoạt động của công nhân, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng điều chỉnh để hoạt động sản xuất diễn ra trôi chảy, đảm bảo tiến độ và đạt năng xuất cao. Dưới đây là chia sẻ về quy trình cách thức thực hiện quản lý công nhân đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

*

Quản lý chính xác số lượng công nhân của mỗi bộ phận

Trong quá trình làm việc, không phải lúc nào số lượng công nhân cũng ổn định để người quản lý có thể ấn định được công việc của từng bộ phận, từng hạng mục mà có thể thay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉ việc. Bởi vậy, các nhà quản lý cần phải cập nhật và nắm được chính xác số lượng công nhân làm việc của từng bộ phận, từng hạng mục và thường xuyên kiểm tra để phân bổ khối lượng công việc phù hợp; tránh trường hợp phân công công việc quá nhiều cho những tổ ít công nhân, còn những tổ nhiều công nhân thì lại ít việc – làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành sản phẩm.

Đề ra chỉ tiêu cụ thể trong công việc của bộ phận, của từng công nhân

Một điều quan trọng trong kỹ năng quản lý công nhân sản xuất là phải đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận, mỗi đội công nhân nhất định. Ý nghĩa của công việc này sẽ giúp mỗi công nhân, mỗi đội nhóm có mục tiêu để phấn đấu, đồng nghĩa với việc tăng khả năng chịu trách nhiệm đối với từng hoạt động cụ thể. Các chỉ tiêu này sẽ là thước đo cho chất lượng để mỗi công nhân, mỗi đội nhóm đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, sản phẩm đúng thời gian dự kiến.

Kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi nhân công

Việc kiểm soát số lượng lao động là chưa đủ, mà quan trọng hơn là người quản lý phải nắm được chất lượng công việc của từng nhóm công nhân thực hiện. Nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian hay theo sản lượng. Việc này nhằm tránh xảy ra tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, hay gây tổn thất hiệu quả cho xí nghiệp, công trình.

Ở đây, kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân là người quản lý cần theo dõi: thời gian, năng suất công việc của họ. Các công nhân nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay làm việc vượt định mức để có được thu nhập tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Thiết lập chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý

Một chế độ thưởng phạt hợp lý luôn là điều không thể thiếu trong hoạt động quản lý công nhân sản xuất của công ty, xí nghiệp. Mục đích nhằm động viên tinh thần làm việc bằng những chính sách khen thưởng xứng đáng. Khi công nhân, đội nhóm lao động hoàn thành tốt công việc, hay đề xuất những ý tưởng hay,… thì định mức phần thưởng là tiêu chí, động lực khiến họ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Và ngược lại sẽ là các hình phạt tương ứng với công nhân vi phạm, để duy trì nề nếp hoạt động của nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên, việc thưởng phạt cũng cần lưu tâm đến việc đối xử công bằng với tất cả các công nhân trong nhà máy, đây là yếu tố quan trọng để gắn kết họ lại với nhau. Trong công tác quản lý, thiên vị khi khen thưởng là điều không nên, bởi bất kỳ một sự thiên vị nào cũng sẽ làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Sắp xếp đội ngũ công nhân hợp lý

Hiệu quả của công việc ở bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ trong xí nghiệp, công trình đều cần một yếu tố quan trọng. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội và giữa các đội với nhau. Để thực hiện được điều này, quản lý công nhân sản xuất cần sắp xếp vị trí nhân sự hợp lý, cân nhắc tính chất công việc, kinh nghiệm và khả năng làm việc khác nhau giữa các nhân công để việc kết hợp hiệu quả. Ngoài ra, người quản lý cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp giữa những người có ít kinh nghiệm với những người làm việc tốt hơn để có thể học hỏi, rèn luyện thêm. Đây là kỹ năng quản lý không thể thiếu để bộ máy doanh nghiệp, xí nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả, thuận tiện nhất.

Giải quyết triệt để những mâu thuẫn phát sinh

Trong môi trường làm việc nhiều lao động như quy mô của các doanh nghiệp sản xuất, sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh. Trách nhiệm của người quản lý ở đây là phải xử lý “tận gốc” những vấn đề. Muốn vậy, quản lý cần nắm rõ tâm lý của công nhân, đặt tiêu chí công bằng lên trên hết để hóa giải những mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân.

Tạo cho công nhân niềm tự hào về doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, các công nhân dù có đoàn kết, hợp tác tốt với nhau như thế nào nhưng nếu không có chung một niềm tự hào nào thì “liên kết” này cũng rất dễ bị lung lay. Vì thế, khi có chung một niềm tự hào, các công nhân có thể gắn kết bền chặt với nhau hơn, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy việc được làm việc trong môi trường này là cả một sự may mắn và hết mình cống hiến cho những mục tiêu chung.

Tổ chức các hoạt động nội bộ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Những hoạt động nội bộ sẽ là sợi dây liên kết các công nhân làm việc cùng nhau. Thể hiện được sự quan tâm, chăm lo của doanh nghiệp đến đời sống tinh thần công nhân viên của mình. Giúp họ yêu công việc và gắn bó với doanh nghiệp.